Google+
Chuyên sửa chữa: ĐIỀU HÒA - TỦ LẠNH - MÁY GIẶT - BÌNH NÓNG LẠNH - LÒ VI SÓNG - MÁY BƠM NƯỚC - CÂY NƯỚC - NỒI CƠM ĐIỆN .... Trung tâm điều hành: K9 bách khoa: 04.3722.7097 - 3722.5019 -- 0904 087 199
Trang chủTin tức điện lạnh › Mẹo bảo dưỡng máy giặt tại nhà

Mẹo bảo dưỡng máy giặt tại nhà

Mẹo bảo dưỡng máy giặt tại nhà

Sau quá trình sử dụng, chiếc máy giặt nhà bạn thường trở nên bẩn, hoặc có mùi khó chịu trong lồng giặt. Bạn rất muốn làm vệ sinh chúng như chưa biết cách vệ sinh như thế nào cho hiệu quả? Qua bài viết này trung tâm www.suatainha.com sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo nhỏ tự vệ sinh máy giặt tại nhà, hi vọng sẽ giúp cho chiếc máy giặt nhà bạn trở nên sạch sẽ thơm tho hơn.

Nhiều khách hàng gọi đến chúng tôi dịch vụ chuyên sua may giat tại nhà thắc mắc vấn đề tại sao khi giặt quần áo có màu đen hay các mầu tối khi máy giặt song bỏ ra thì trong quần áo có những cặn bẩn và các lông bám bào quần áo.Trường hợp đó sảy ra là do quá trình sử dụng máy quá nhiều năm mà không được bảo dưỡng.Hôm nay trung tâm điện lạnh bách khoa xin hướng dẫn quý khách tự vệ sinh máy giặt bằng những thao tác đơn giản mà quý khách chưa nhận ra.

Lồng giặt là nơi tiếp xúc nhiều nhất với quần áo cũng các chất cặn bẩn, nước, xà phòng do vậy chúng cũng là nơi dễ phát sinh ra các mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người nếu người sử dụng không vệ sinh đúng cách.

Sử dụng đúng quy trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất không phải gia đình nào cũng tuân thủ nghiêm ngặt do đó các máy giặt có thể xuống cấp hoặc hỏng hóc trước thời hạn niêm yết. Để bảo vệ, bạn nên thao tác đúng các quy trình đã được hướng dẫn và có thể tự bảo trì hàng ngày trong mỗi lần giặt để nâng cao khả năng hoạt động cho máy. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ, đơn giản giúp bạn vệ sinh lồng giặt sạch sẽ đồng thời góp phần kéo dài “tuổi lao động” cho máy.

Vệ sinh bên ngoài máy giặt

Lau chùi máy sạch sẽ và khô ráo bằng vải mềm, không được dùng bàn chải, bột đánh bóng, benzine hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi máy vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa và lớp sơn phủ ngoài.

Sử dụng đúng lượng quần áo, bột giặt theo khuyến cáo

Chỉ nên sử dụng lượng xà phòng vừa đủ cho mỗi mẻ giặt. Quá nhiều xà phòng không chỉ gây bít tắc các lỗ thoát nước trong lồng mà còn gây cặn bắm trên bề mặt vải vóc đồng thời ăn mòn các thớ vải ngay trong quá trình giặt nếu thành phần chứa hoạt chất bào mòn cao.

Lượng quần áo mỗi lần giặt cũng không được vượt quá khối lượng cho phép. Như vậy máy giặt sẽ không phải vận hành quá sức kéo theo sự hỏng hóc của một số bộ phận khác

Vệ sinh lồng giặt định kỳ

Do phải làm việc liên tục nên các bụi bẩn hoặc xơ vải từ quần áo có thể bít chặt các lỗ thoát nước xung quanh máy giặt. Để làm sạch máy giặt, bạn có thể dùng hóa chất tẩy rửa (clo, nước javen,…) mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc dùng dấm ăn, chanh để làm sạch.

Vệ sinh lưới lọc của van cấp nước để tránh bị tắc do cặn bẩn bám đóng

Cần đóng vòi nước và bật công tắc nguồn, chọn cả nước nóng và lạnh rồi ấn nút START/PAUSE để rút hết nước trong vòi, sau đó tắt điện, rút phích cắm của máy và lấy phin lọc ra khỏi van. Sử dụng bàn chải cọ rửa những cặn bẩn và lắp phin lọc vào vị trí cũ. Lưu ý không được vứt bỏ hoặc làm thủng lưới lọc, tránh làm hỏng van cấp nước.

Vệ sinh lưới lọc xơ vải

Công việc này cần được thực hiện thường xuyên. Tháo lưới lọc ra khỏi máy, dùng bàn chải vệ sinh thật kỹ.

Vệ sinh vỏ máy bơm (với các model có bơm xả nước)

Cần tháo vít ở nắp sau để thao tác với máy bơm, xoay nắp bơm ngược chiều kim đồng hồ, mở nắp để lấy đi những vật bẩn lọt vào bên trong. Kiểm tra sự rò rỉ của nước sau khi lắp, đặc biệt là gioăng cao su ở nắp bơm.

Vệ sinh ngăn đựng nước xả và xà phòng

Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng và nước xả trong ngăn. Nhưng nếu bạn cho quá nhiều, xà phòng và nước xả sẽ bị trào ra ngoài. Vì vậy, sau mỗi lần giặt bạn nên vệ sinh ngăn đựng sạch sẽ.

Lồng máy giặt cửa trước

Nếu máy giặt của bạn có chương trình giặt nóng thì hãy hòa nước nóng với 2 chén hóa nước tẩy (cũng có thể là chanh, dấm ăn sẽ thân thiện môi trường hơn) và giặt không quần áo với chu trình dài nhất. Và cho máy giặt dừng giữa chừng một lúc để dung dịch có thể ngấm sâu vào các lỗ, kẽ trong lồng giặt sau đó giặt tiếp cho đến khi kết thúc.

Nếu không có chương trình giặt nóng, bạn có thể đổ nước nóng từ ngoài vào. Tuy nhiên phải kiểm tra xem lồng giặt có thể chịu được độ nóng bao nhiêu vì có loại lồng giặt làm bằng nhựa, bề mặt dễ bị biến dạng dưới tác động nhiệt hơn là kim loại.

Các hộp chứa xà phòng, nước xả vải,…cũng phải làm sạch như vậy mới có thể ngăn chặn được dòng di chuyển của vi khuẩn theo nước xuống lồng giặt. Thông thường, máy giặt có thể tự bơm nước lấy sạch lượng xà phòng trong ngăn nhưng nếu bạn cho quá nhiều chúng sẽ bị trào ra ngoài và rửa sạch các góc hộp bằng bàn chải mềm, đảm bảo xà phòng cũ không còn đông két.

Cho máy giặt chạy thêm một lần không tải với nước sạch để chắc chắn rằng không còn cặn bẩn sót lại và lau khô bằng vải mềm, không được dùng bàn chải hay vật liệu dễ bay hơi để lau chùi vì có thể gây hư hại các linh kiện nhựa.

Quy trình này không nhất thiết thực hiện hàng ngày mà nên thực hiện theo định kỳ mỗi hai tuần 1 lần.

Nếu bạn cảm thấy quá khó hay không có thời gian vệ sinh máy giặt, hãy gọi nhanh cho chúng tôi dịch vụ chuyên sửa máy giặt tại nhà sẽ giúp bạn làm những công việc đó.

PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT : 0904.087.199

 

Tài liệu đính kèm: file 67y8y7MF.jpg (15.11.2014 09:29)

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác:

chung cu discovery complex