
Lỗi Eco của nồi cơm Cuckoo là gì?
Lỗi Eco là lỗi cảnh báo đang gặp trục trặc trong cơ chế tiết kiệm điện. Cụ thể lỗi này thường xảy ra ở phần cảm biến từ trên nắp nồi. Khi bộ phận này gặp lỗi, bo mạch điều khiển bên trong sẽ không nhận được tín hiệu giúp nồi biết khi nào cần tiết kiệm điện, dẫn đến lỗi Eco.
Thực chất, Eco ở nồi cơm điện Cuckoo là một chế độ có tính năng tiết kiệm điện nhờ công nghệ IH và Inverter. Nhưng khi màn hình điện tử hiển thị “Eco” thì đây không phải là tính năng mà là một mã lỗi, nghĩa là các bộ phận đang gặp sự cố hoặc mất tín hiệu.
Dấu hiệu khi nồi cơm Cuckoo báo lỗi Eco
Bạn đang gặp lỗi Eco nồi cơm điện Cuckoo nếu thấy các dấu hiệu như sau?
- Màn hình LED hiển thị chữ “Eco”
- Đèn báo xanh hoặc đỏ nhấp nháy liên tục
- Phát ra tiếng kêu cảnh báo lặp đi lặp lại
- Không thể khởi động nấu dù đã đóng nắp và chọn chế độ nấu
- Cơm không chín được, sống, nhão…
Nguyên nhân báo lỗi Eco của nồi cơm điện Cuckoo
Các lý do phổ biến dẫn đến lỗi Eco trên nồi cơm Cuckoo này có thể là:
Dây tín hiệu từ cảm biến bị đứt hoặc lỏng:
Giữa cảm biến và bo mạch chính có một đoạn dây kết nối để truyền tín hiệu, nằm trong nắp nồi cơm. Khi dây tín hiệu bị đứt, chập, đường truyền tín hiệu cũng bị “vô hiệu” theo. Nếu dây bị đứt ngầm bên trong, bạn sẽ không thể quan sát thấy bằng mắt thường vì nó là một đoạn dây điện rất nhỏ đi qua bản lề của nắp.
Cảm biến từ không phản hồi:
Cảm biến có mối quan hệ mật thiết với bo mạch điều khiển của hệ thống. Khi bạn đóng nắp nồi, cảm biến gửi tín hiệu về bo mạch nhằm thông báo nồi đã đóng và sẵn sàng. Lúc này nồi mới kích hoạt chế độ Eco.
Nhưng nếu cảm biến từ gặp lỗi hỏng, tín hiệu sẽ bị gián đoạn, dù nắp nồi đã được đóng nhưng bo mạch không nhận được tín hiệu đó. Và cảnh báo lỗi Eco trên màn hình để người dùng biết tình hình.
Bo mạch chính bị lỗi, không nhận tín hiệu:
Sau khi kiểm tra cảm biến hay dây đều bình thường thì bo mạch là nguyên nhân cuối cùng gây lỗi Eco trên nồi cơm điện tử Cuckoo. Bởi khi tín hiệu từ cảm biến vẫn gửi về đầy đủ mà bo mạch không nhận được hoặc xử lý sai, thì nồi sẽ vẫn báo lỗi Eco.
Bo mạch lỗi có thể bắt nguồn từ việc nồi cơm lâu ngày không vệ sinh khiến bụi bẩn, hơi nước làm chập mạch trong bo mạch. Nếu bo mạch đã sửa trước đó, thì đây có thể bị tái lỗi do linh kiện không chính hãng, mất độ tương thích sau một thời gian sử dụng.
Đây được xem là trường hợp khó sửa nhất bởi hệ thống bo mạch với nhiều dây điện nhỏ phức tạp mà không phải ai cũng có thể sửa hay sửa tại nhà. Trước khi gọi thợ sửa nồi cơm điện Cuckoo chuyên nghiệp, bạn có thể thử khắc phục bằng một vài mẹo ngay dưới đây.
Cách khắc phục nồi cơm điện Cuckoo báo lỗi Eco
Dụng cụ sửa chữa cần chuẩn bị:
- Tua vít (vặn ốc)
- Kéo, băng dính điện
- Đồng hồ đo VOM (nếu có)
Lưu ý:
- Áp dụng cho người đã có kinh nghiệm sửa chữa
- Cần kiên nhẫn vì hệ thống nồi cơm Cuckoo khá phức tạp
Các bước thực hiện:
Bước 1: Kiểm tra dây tín hiệu xem có dấu hiệu đứt, gãy nào không. Bằng cách sử dụng tua vít tháo phần trên của nồi cơm. Sẽ thấy các dây điện nhỏ chạy từ nắp xuống bo mạch có dấu hiệu hư hỏng nào không
Nếu có, hãy sử dụng băng keo điện để cuốn quanh khu vực bị đứt đó để tránh nhiễm điện gây chập cháy liên quan.
Sau đó thử cắm điện, đóng nắp kín và chạy thử chế độ xem nồi có còn hiển thị lỗi Eco hay không.
Bước 2: Nếu dây không đứt, thì có thể nguyên nhân có thể nằm ở cảm biến. Kiểm tra xem cảm biến có lỗi, còn truyền tín hiệu được không thì hãy dùng đồng hồ đo VOM - một dụng cụ chuyên dụng.
Đặt đầu đo vào hai dây của cảm biến từ, đóng nắp lại. Nếu đồng hồ có thông mạch, tức là cảm biến vẫn bình thường. Ngược lại, nếu không thông, nghĩa là cảm biến đã hỏng.
Cảm biến tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng. Rất khó có thể sửa vì trong đó chứa rất nhiều vi mạch nhỏ. Với giá thành rẻ thì bạn nên thay cảm biến mới thay vì sửa, vừa an toàn mà tỉ lệ thành công lại cao.
Bước 3: Dây tốt, cảm biến tốt thì khả năng cao nằm ở bo mạch điều khiển. Lúc này cảm biến vẫn truyền tín hiệu và tín hiệu đi qua dây để tới bo mạch, nhưng nó không thể nhận hoặc nhận sai khiến nồi cơm không thể hoạt động chế độ Eco.
Trường hợp này không nên tự sửa nếu không có chuyên môn, vì bo mạch dễ bị hỏng nặng hơn nếu thao tác sai. Nên mang tới trung tâm bảo hành hoặc địa chỉ sửa nồi cơm điện, để đảm bảo đúng linh kiện và an toàn.
Lời khuyên khi sử dụng nồi cơm điện Cuckoo
Các thiết bị dùng điện để hoạt động rất có nguy cơ chập, hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau như từ lỗi sản xuất, tác động bên ngoài… Hoặc cũng có thể đến từ thói quen hàng ngày. Nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách thì nồi nhanh chóng hỏng. Và dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia để giúp nồi bền hơn:
- Trước khi nấu cơm, hãy lau khô đáy nồi trước khi nấu, tránh chập điện và có hiện tượng tiếng kêu lách tách khi nấu. Lâu ngày sẽ làm hỏng khả năng tiếp xúc nhiệt của đáy nồi.
- Không bấm nút nấu nhiều lần liên tiếp khi nồi chưa khởi động, khiến hệ thống hiểu nhầm ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động.
- Đừng để các vật dụng che chắn lỗ thoát hơi trong lúc nấu và hạn chế vật rơi làm bít tắc nó.
- Không cắm chung ổ điện với thiết bị công suất lớn (như lò vi sóng, máy sấy),vì rất dễ gây quá tải và cháy bo mạch.
- Thường xuyên kiểm tra dây điện, ổ cắm có bị lỏng, rỉ sét hoặc đứt ngầm không.
- Vệ sinh thân nồi thường xuyên, giữ nồi sạch bụi và khô ráo để tránh rỉ sét và ẩm mốc làm ảnh hưởng đến mạch điện bên trong.
Nghe có vẻ phức tạp và khó thực hiện nhưng lỗi Eco trên nồi cơm điện Cuckoo lại có thể thực hiện tại nhà bằng cách kiểm tra đơn giản. Và đương nhiên, với những lỗi nghiêm trọng cần chuyên môn để xử lý thì cách tốt hơn vẫn nên nhờ sự hỗ trợ từ thợ sửa chuyên nghiệp. Quan trọng hơn, hãy lưu ý cách sử dụng và bảo quản nhờ thay đổi các thói quen hàng ngày, sẽ giúp bạn tránh được nhiều sự cố liên quan.
Nếu bạn cần thêm mẹo sử dụng hay muốn biết nồi của mình có sửa được không, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!