Skip to content

5 cách hữu ích sửa nồi cơm điện Cuckoo bị xì hơi không ai hé lộ

26/05/20251 lượt đọc

Lỗi nồi cơm điện Cuckoo quả không còn xa lạ với ai dùng lâu năm. Đây là lỗi phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Điều này gây ra tình trạng nấu cơm nhão, lâu chín hơn bình thường, thật khó chịu khi sử dụng. Nếu muốn tự tay khắc phục tại nhà thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm cách sửa nồi Cuckoo bị xì hơi hiệu quả nhé!

sua-noi-com-dien-cuckoo.jpg (172 KB)

Lắp gioăng mới vào

Dấu hiệu nhận biết khi gioăng nồi cơm bị hỏng đó chính là hơi nước thoát ra mạnh khi đang nấu cơm hoặc tiếng xì mạnh kèm nước đọng quanh nắp.

Nguyên nhân có thể do:

  • Gioăng bám bụi bẩn hoặc cặn tinh bột sót lại khi nấu cơm, điều này khiến gioăng không còn bám sát vào thành nồi cơm. Dẫn tới tình trạng hơi nóng rò rỉ ra ngoài trong lúc nấu.
  • Gioăng đã cũ sau một thời gian dùng sẽ bị chai, mòn hoặc nứt. Điều này làm giảm độ kín hơi và dẫn tới tình trạng xì hơi.
  • Gioăng bị lắp sai vị trí do bị lệch hoặc lắp không đúng chiều sau mỗi lần vệ sinh khiến nồi không thể đóng chặt nắp và xì hơi ra ngoài.

Để biết nồi cơm Cuckoo nhà bạn có đang gặp một trong các dấu hiệu như trên hay không, trước tiên hãy kiểm tra xem gioăng có dấu hiệu cũ, bị rách hay có chất bẩn bám không.

  • Nếu kiểm tra có vết bẩn hãy dùng khăn lau sạch là được.
  • Trong trường hợp gioăng hỏng, cũ thì nên cân nhắc mua gioăng mới chính hãng nồi Cuckoo để thay thế.

Sau khi kiểm tra, gắn gioăng đúng chiều, đúng rãnh và nấu cơm xem có bị xì hơi không, nếu không còn hiện tượng đó nghĩa là bạn đang làm rất tốt.

Lưu ý: Nếu dùng thường xuyên thì nên kiểm tra và vệ sinh gioăng mỗi tuần/lần. Thời gian sử dụng trung bình của gioăng chỉ khoảng 1–2 năm tùy tần suất nấu và cách vệ sinh.

thay-the-gioang-moi.jpg (194 KB)

Điều chỉnh nồi bị vênh

Làm sao để biết lỗi xì hơi do nắp nồi bị vênh? Khi này bạn sẽ nghe thấy tiếng hơi xì nhẹ trong lúc nấu, có thể là do nắp nồi bị vênh hoặc biến dạng nhẹ, khiến cho hơi nóng rò rỉ ra khi đang hoạt động. Sự cố này có thể xảy ra nếu vặn nắp quá chặt hoặc làm rơi khiến nồi bị mất cân bằng dần theo thời gian.

Vì vậy, trước tiên hãy kiểm tra xem nồi có bị vênh ở đáy hay miệng không bằng cách đặt nó lên một mặt phẳng như mặt bàn hoặc sàn. Nếu:

  • Nếu bị vênh nhẹ: Dùng tay ấn nhẹ vào chỗ bị lồi rồi nắn lại từ từ sao cho về vị trí ban đầu là được. Cần thao tác nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh làm méo thêm.
  • Nếu bị méo nặng: Tốt nhất nên mang đến trung tâm sửa nồi cơm điện Cuckoo uy tín để được kỹ thuật viên dùng dụng cụ chuyên dụng nắn chỉnh chính xác và an toàn hơn.

dieu-chinh-noi-de-khong-bi-venh.jpg (188 KB)

Vệ sinh mâm nhiệt

Việc xì hơi sẽ khiến cơm nấu không chín, hay sống dù nồi vẫn hoạt động như bình thường. Nguyên nhân có thể do mâm nhiệt bẩn hoặc có vật cản, khi đó đáy nồi sẽ tiếp xúc kém với nguồn nhiệt, làm quá trình truyền nhiệt bị gián đoạn. Khi nồi không nóng đều, hơi nước sẽ không đủ áp lực để giữ kín bên trong, dẫn đến rò rỉ.

Bạn nên vệ sinh mâm nhiệt thường xuyên, khoảng 1–2 lần/tuần. Đối với các vết bẩn dễ xử lý chỉ cần dùng khăn lau sạch mâm nhiệt và đáy lòng nồi, lưu ý đừng để nước rơi vào khe điện. Còn nếu có vết cháy bám cứng, có thể dùng giấm pha loãng hoặc bông tẩm cồn y tế lau nhẹ là sẽ sạch.

ve-sinh-mam-nhiet.jpg (175 KB)

Kiểm tra bộ phận cảm biến nhiệt

Bộ phận cảm biến nhiệt có tính năng tự động ngắt khi nhiệt độ đạt mức quy định. Nếu bị lỗi hoặc quá nhiệt, hệ thống nồi nhận tín hiệu và cho ngắt điện sớm hơn bình thường so với dự kiến của chu trình nấu. Khiến quá trình chưa hoàn tất nhưng nồi đã dừng, dẫn đến cơm sống.

Tuy nhiên bộ phận này nằm ở bên trong nên rất khó có thể tự xử lý. Khi kiểm tra các trường hợp khác không phải mà nghi ngờ bị lỗi hỏng cảm biến nhiệt, nên mang đến trung tâm kỹ thuật hoặc bảo hành để kiểm tra và thay rơ le mới nếu cần.

kiem-tra-cam-bien-nhiet.jpg (253 KB)

Thay lòng nồi mới nếu cần thiết

Khi đáy lòng nồi cơm có dấu hiệu biến dạng, sẽ giảm khả năng tiếp xúc với mâm nhiệt. Khi đó, cơm lâu chín bởi áp suất không giữ được làm cho hơi nóng thoát ra ngoài nhiều hơn bình thường, dễ bị xì hơi.

Trước khi quyết định thay lòng nồi, hãy tiến hành kiểm tra như sau:

  • Trường hợp lòng nồi bị vênh do nhiều tác động khác nhau: Thử dùng tay để nắn lại để chỉnh vết lõm đó. 
  • Trường hợp lòng nồi biến dạng rõ rệt: Lúc này nồi đã giảm khả năng truyền nhiệt, khiến nồi không giữ áp suất, dẫn đến xì hơi liên tục. Hãy cân nhắc đến việc thay cái mới.

Lưu ý nếu mua lòng nồi mới, nên chọn mua tại các cửa hàng uy tín hoặc trung tâm bảo hành chính hãng của Cuckoo, tránh mua loại không rõ nguồn gốc vì có thể không tương thích với mâm nhiệt, dễ gây cháy nồi.

thay-long-noi-com.jpg (221 KB)

Nên sửa nồi cơm điện Cuckoo xì hơi ở đâu?

Khi bạn nhận ra mình không đủ khả năng để sửa nồi tại nhà mà cần “cầu cứu” tới các kỹ thuật viên chuyên nghiệp nhưng lại không biết nên chọn nơi nào để gửi gắm sự tin tưởng?

Hãy đến với Cơ điện lạnh Hoàng Nghĩa - là một địa chỉ đáng tin cậy mà bạn không nên bỏ qua. Dù là lỗi nồi cơm điện Cuckoo xì hơi, không vào điện hay nấu cơm không chín… chúng tôi đều có thể giải quyết. Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm nhiều năm, nhiều trường hợp khác nhau, nên mọi lỗi từ nồi cơm điện Cuckoo đều đơn giản.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc đem nồi cơm đi sửa thì chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ tận nhà, chỉ sau 30 phút gọi điện. Cam kết thay thế linh kiện chính hãng và luôn báo giá rõ ràng trước khi làm.

Hy vọng với 6 cách sửa nồi cơm điện Cuckoo bị xì hơi mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý từng tình huống một cách đơn giản, hiệu quả. Đừng chủ quan mà bỏ qua, vì các lỗi nhỏ lâu dần cũng ảnh hưởng tới quá trình vận hành của nồi, gây ra lỗi to hơn.

5/5 (1 bầu chọn)