
Tủ đông không dùng lâu ngày có bị hỏng không?
Câu trả lời là Có. Tủ đông để lâu không dùng hoàn toàn có thể bị hỏng.
Với các thiết bị điện tử, bao gồm các loại tủ đông, tủ mát, tủ lạnh… việc không sử dụng trong thời gian dài mà không biết bảo quản đúng cách sẽ khiến tủ nhanh xuống cấp hơn. Đến khi lúc sử dụng lại, dễ dàng gặp tình huống tủ không hoạt động, nấm mốc, mùi hôi khó chịu…
Nguyên nhân có thể do dàn lạnh bị hỏng, bụi bẩn bám làm kẹt quạt gió, block bị lỗi… Và nếu gặp vấn đề này, nếu để lâu mà không thể tự xử lý thì có lẽ bạn cần nhờ tới sự hỗ trợ của dịch vụ sửa chữa tủ đông để kiểm tra toàn diện và khắc phục trong thời gian sớm.
Các vấn đề xảy ra khi tủ đông bị bỏ không lâu ngày
Nếu tủ đông khi để lâu ngày mà không sử dụng tới, sẽ xảy ra các vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro sau:
- Gây mùi hôi khó chịu, mốc nấm.
- Môi chất lạnh mất tuần hoàn, làm tủ không còn lạnh sâu.
- Dầu của tủ đông có thể sẽ bị khô, dẫn tới không thể hoạt động.
- Linh kiện điện tử bên trong bị ẩm hoặc gỉ sét, gây chập, lỗi mạch.
- Phát sinh nấm mốc, vi khuẩn.
- Dàn lạnh và quạt gió bám bụi.
- Gas hết do rò rỉ nhỏ trong 1 thời gian dài.
- Chân đế tủ có thể bị mục, gãy.
- Có các vết ố vàng hoặc ố mốc nhựa bên trong.
Đây là các hiện tượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mang tới nguy cơ “hỏng hẳn”. Chính vì vậy, hãy thực hiện các công việc như kiểm tra kỹ và vệ sinh trước khi sử dụng lại. Để biết cần làm gì, hãy cùng theo dõi nội dung sau đây.
Cần làm gì trước khi tủ hoạt động lại?
Nếu bạn chuẩn bị sử dụng lại tủ đông sau một thời gian dài không dùng, đừng vội cắm điện ngay. Dưới đây là những việc bắt buộc phải làm để tránh nguy cơ chập cháy hay gây ảnh hưởng tới khả năng bảo quản thực phẩm về sau:
Bước 1: Vệ sinh tủ
Có thể tủ đông sẽ xảy ra nhiều vấn đề khác nhau, nhưng để dễ nhìn thấy nhất sẽ thấy các dấu hiệu nấm mốc, ố vàng nhựa của các khay chứa. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là tháo toàn bộ khay chứa và ngăn kéo ra ngoài.
Dùng nước ấm pha chút giấm để lau dọn sẽ giúp loại bỏ các vết bẩn hiệu quả. Ngoài ra, hãy vệ sinh cả các viền gioăng cao su và những góc khuất bởi những khu vực này rất dễ tích tụ nấm mốc nhất.
Bước 2: Xử lý mùi hôi
Lau dọn cũng đã một phần làm sạch tủ nhưng tủ để lâu không dùng rất có nguy cơ bám mùi và gây ra cảm giác khó chịu, chính vì vậy hãy thực hiện vệ sinh khử mùi bằng cách đặt các vật dụng sau vào trong tủ:
- Đặt bã cà phê khô hoặc một chén baking soda vào trong tủ để hút mùi.
- Hoặc dùng các vỏ cam, vỏ chanh đặt trong đó, sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Bước 3: Để tủ khô hoàn toàn trước khi dùng
Sau khi vệ sinh, bạn nên để cửa tủ mở từ 1 đến 2 tiếng để tủ khô hẳn, giúp tránh chập điện hoặc ẩm mạch khi khởi động lại. Bạn có thể dùng quạt thổi nhẹ nếu cần làm khô nhanh hơn.
Bước 4: Cắm điện và kiểm tra khả năng làm lạnh
Trước khi cắm điện cho tủ chạy lại, hãy kiểm tra dây điện, ổ cắm, xem có dấu hiệu bị đứt hay không. Nếu có hay thử cắm sang ổ điện khác.
Sau khi kiểm tra thấy tủ đã khô hoàn toàn, hãy cắm dây nguồn của tủ vào ổ điện. Và điều chỉnh nhiệt độ về mức lạnh nhất (là số lớn nhất). Việc này mục đích để kiểm tra khả năng làm lạnh của tủ có còn hoạt động hiệu quả hay không.
Sau đó đặt một cốc nước vào ngăn đông và đợi trong vài giờ. Nếu nước đông thành đá, điều đó cho thấy tủ đã hoạt động lại bình thường và hệ thống làm lạnh vẫn ổn định.
Nếu cắm điện mà tủ không chạy hoặc đèn không sáng, bạn nên gọi kỹ thuật viên sửa chữa tủ đông để tránh tự ý xử lý gây hỏng bo mạch hoặc máy nén.
Cách bảo quản tủ đông khi không sử dụng tới
1-Vệ sinh sạch bên trong
Việc này giữ cho tủ luôn sạch sẽ, không bị ám mùi, tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển gây hại đến thực phẩm sau này.
Bạn cần tháo các khay kệ, rửa qua và lau khô. Dùng nước rửa chén hoặc dung dịch baking soda để lau sạch toàn bộ khoang tủ, đặc biệt là gioăng cao su ở cửa.
2-Vệ sinh bên ngoài tủ
Vệ sinh bên trong thì không thể bỏ qua bên ngoài của tủ đông, không chỉ giúp tủ trong sạch sẽ đẹp hơn mà còn hạn chế bụi và vi khuẩn bám lâu ngày. Đồng thời tăng bộ bền cho bề mặt tủ, chống gỉ sét theo thời gian.
3-Đặt tủ ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, khô ráo
Không để tủ ở nơi ẩm mốc hoặc ánh nắng trực tiếp vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thậm chí nếu để tủ dưới ánh nắng lâu, tủ sẽ bị biến dạng, gỉ sét hay biến dạng sau thời gian dài không sử dụng.
4-Đặt các đồ dùng có công dụng khử mùi vào tủ
Để lâu tủ ám mùi là điều dễ hiểu do tủ đóng kín nên không khí nên trong sinh sôi vi khuẩn, tạo ra mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy bạn có thể đặt 1 đĩa baking soda khô hoặc bã cà phê ở trong khoang tủ. Việc này giúp hấp thụ ẩm và mùi hôi còn sót lại trong không gian kín và giúp tủ luôn khô thoáng, không ám mùi khi mở lại sau thời gian dài.
Có cần cắm điện tủ đông nếu chưa cần dùng?
Câu trả lời là KHÔNG. Bạn nên rút điện tủ đông nếu sắp có ý định không dùng tới nó trong một thời gian tới.
Việc này không chỉ để tiết kiệm điện, mà còn nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị và cả người sử dụng. Khi tủ vẫn có điện mà không sử dụng, sẽ gây 1 lượng tiêu thụ điện năng lớn, đồng thời còn làm mòn các linh kiện bên trong dẫn tới sự cố về điện bất chợt.
Vì vậy, bạn không nên cắm điện nếu tủ chưa cần dùng đến, đây cũng là việc để tạo điều kiện cho quá trình bảo quản tủ đông hiệu quả hơn.
Qua đây, hy vọng những thông tin hữu ích của chúng tôi đã giải đáp được câu hỏi “Tủ đông không dùng tới có hỏng không?”. Cũng như cảnh báo 6 nguy cơ tiềm ẩn khi để tủ lâu không dùng tới người tiêu dùng. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng tủ của mình, đừng ngần ngại liên hệ đơn vị sửa chữa tủ đông uy tín để được kiểm tra và xử lý kịp thời nhé!