Skip to content

Tủ đông Sanaky Inverter chớp đèn 6 lần báo hiệu lỗi gì?

20/05/20250 lượt đọc

Tủ đông Sanaky Inverter chớp đèn lúc cắm điện là một dấu hiệu bình thường. Nhưng với tần suất là 6 lần thì có thể tủ đông đang gặp sự cố và cần kiểm tra ngay. Chỉ với những bước kiểm tra sau, bạn có thể sẽ không cần gợi thợ mà vẫn sửa được lỗi này đó!

tu-dong-sanaky-chop-den.jpg

Nguyên nhân tủ đông Sanaky Inverter chớp đèn 6 lần

Lỗi cảm biến nhiệt độ

Tủ đông được thiết kế cảm biến với cơ chế hoạt động biết khi nào cần làm lạnh, khi nào ngắt. Cảm biến hư hỏng có thể do đứt dây hoặc bị ẩm cháy do thời gian sử dụng. Khi cảm biến hỏng dẫn tới tình trạng gửi sai tín hiệu và bo mạch sẽ hiểu là có lỗi, cho chớp đèn 6 lần để cảnh báo tới người dùng.

Cần giải quyết sớm nếu không tủ đông mất đi khả năng kiểm soát nhiệt độ, gây ra tình trạng hư hỏng thực phẩm bên trong. Lâu dần, có thể ảnh hưởng đến bo mạch trung tâm và gây lỗi sâu hơn.

Máy nén chạy quá tải

Khi block (máy nén) hoạt động liên tục để cung cấp đủ nhiệt độ lạnh cho tủ sẽ khiến nhiệt độ tăng cao, dấu hiệu là 2 bên hông tủ nóng lên bất thường. Và lúc này, hệ thống sẽ ngắt block và báo lỗi bằng cách nháy đèn nhiều lần.

Block là một bộ phận quan trọng, nếu hư cần thay thế nhanh chóng dù chi phí thay mới rất cao, nhưng nếu không, tủ sẽ không thể tự làm lạnh được, thực phẩm sẽ nhanh chóng bị hư.

may-nen-qua-tai.jpg

Nguồn điện không ổn định

Điện áp tiêu chuẩn để tủ đông hoạt động ổn định khoảng 200 - 220V, nhưng nếu điện áp quá thấp hoặc quá cao sẽ dẫn tới hệ thống “nhạy cảm” và tự động ngắt. Bật đèn nháy cảnh báo để bảo vệ các linh kiện bên trong.

Không xử lý lỗi sớm, dễ gây chập cháy và hư cảm biến nhiệt và từ đó tủ không thể hoạt động bình thường. Nếu tình trạng lỗi tái diễn nhiều lần, dẫn tới hệ quả là không thể sửa mà bắt buộc phải thay tủ mới.

Hệ thống làm lạnh bị lỗi

Có thể với người dùng thông thường sẽ không quá để ý tới hệ thống làm lạnh hoặc không biết ở đâu. Nhưng có thể nhận biết hệ thống làm lạnh hoạt động bất thường khi dàn lạnh bị tuyết bám dày, quạt gió bị kẹt, gas rò rỉ, tủ làm lạnh yếu...

Khi này tủ có thể sẽ vẫn chạy nhưng không đạt được nhiệt độ lạnh, bo mạch sẽ nhận tín hiệu và cho rằng tủ đang lỗi. Đây chính là nguyên nhân tủ đông Sanaky Inverter chớp đèn 6 lần.

Làm sao để khắc phục lỗi tủ đông Sanaky Inverter chớp đèn 6 lần?

Trước khi thực hiện kiểm tra các lỗi, hãy thử với cách khắc phục đơn giản như sau.

Reset nguồn tủ đông Sanaky Inverter:

  • Bước 1: Rút dây điện của tủ đông ra khỏi ổ cắm.
  • Bước 2: Chờ ít nhất 5 - 10 phút để hệ thống điện và cảm biến trong tủ xả hết điện tích.
  • Bước 3: Cắm điện lại, quan sát xem đèn xanh có sáng bình thường không và tủ có bắt đầu chạy không.

Việc này đơn giản nhưng có khả năng giúp reset hệ thống tạm thời và có thể sửa lỗi chớp đèn 6 lần. Tuy nhiên, nếu sau khi cắm lại mà tủ vẫn chớp đèn 6 lần, bạn nên tiến hành các bước kiểm tra khác sau đây.

reset-nguon-tu-dong.jpg

Lỗi

Cách khắc phục

Do máy nén

Nếu phát hiện nguyên nhân sớm, sẽ ngăn nguy cơ hỏng hóc, sửa chữa kịp thời, không lo hư hỏng thực phẩm bên trong.

Cách kiểm tra:

  • Cách 1: Nghe âm thanh block: Nếu block chạy ổn định, sẽ có tiếng kêu rè rè nhẹ; Nếu block hỏng, có thể sẽ không nghe thấy tiếng gì.
  • Cách 2: Cảm nhận hơi ấm: Nếu khu vực gần máy nén ấm nhẹ thì block đang bình thường. Ngược lại nếu bạn thấy khu vực đó nóng hơn bình thường thì đây là dấu hiệu quá tải, block sắp hỏng.

Lúc này báo hiệu block ngừng hoạt động hoặc đang bị quá tải, hãy gọi thợ sớm nhất có thể.

Do nguồn điện

Việc cần làm:

  • Kiểm tra ổ điện và jack cắm.
  • Điện áp có đang quá thấp hoặc hay quá cao không.
  • Thay đổi nếu khu vực có điện yếu.

Lợi ích khi xử lý sớm:

  • Sửa lỗi tủ đông chớp đèn.
Bảo vệ bo mạch và máy nén, tránh hỏng hóc do điện áp sai lệch.Giúp tủ vận hành ổn định, tiết kiệm điện và bền hơn.

Hướng dẫn kiểm tra:

  • Cắm thiết bị khác cắm chung ổ cắm của tủ đông để xem có điện không.
  • Nếu thiết bị không chạy thì nguồn điện yếu hoặc ổ cắm hỏng.
  • Có thử cách khác, cắm lại vào ổ điện khác để kiểm tra.

Nếu vấn đề vẫn không được xử lý, nên gọi kỹ thuật kiểm tra chuyên sâu hơn.

Ảnh (trang 4)

Do cảm biến nhiệt

Mục đích:

  • Cảm biến có hoạt động không?
  • Dây dẫn có bị lỏng, gãy đứt không?

Cách kiểm tra:

  • Rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
  • Xác định vị trí cảm biến, thường nằm ở thành tủ, gần dàn lạnh hoặc đường ống đồng.
  • Dùng đồng hồ đo điện trở cảm biến. Nếu không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi thì cảm biến hỏng. Nếu hỏng, tiến hành thay cảm biến nhiệt mới.
  • Nếu quan sát bằng mắt thường có dấu hiệu gỉ sét hay hỏng hóc, thì cần gọi thợ sửa để tránh bị rò điện khi thao tác.

Sau khi kiểm tra và quyết định thay mới, bạn cần mua loại chính hãng của dòng tủ Sanaky, để đảm bảo độ tương thích.

Lưu ý:

  • Nếu bạn không biết thay hay lựa chọn đúng loại, thì nên liên hệ thợ để được hỗ trợ.
  • Không tự ý sửa hay tháo lắp cảm biến nếu bạn không có kinh nghiệm.

Do hệ thống làm lạnh

Mục đích

  • Kiểm tra khu vực gần quạt gió.
  • Kiểm tra tuyết có bám dày quanh quạt gió và thành tủ hay không?

Cách thực hiện:

  • Quan sát quạt gió xem có bị kẹt do lớp tuyết hay có bụi bẩn tích tụ xung quanh không.
  • Nếu có hãy dùng khăn khô lau sạch bụi ở khe thoát gió.
  • Nếu thấy tuyết bám, hãy thực hiện xả tuyết bằng cách rút điện vài giờ.

Lưu ý:

  • Không dùng các vật có đầu sắc nhọn để cạy tuyết.
  • Nên rút điện tủ trước khi thực hiện.
  • Nếu sau đó vẫn không tiến triển, thì hãy liên hệ dịch vụ sửa tủ đông.

khac-phuc-loi-tu-dong.jpg (205 KB)

Có nên gọi thợ sửa chữa không?

Việc gọi thợ hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và lỗi gặp có nghiêm trọng không, và dưới đây là các trường hợp nên và không nên gọi thợ:

Khi nào nên gọi thợ?

Dù đã thử hết cách kiểm tra và khắc phục như trên mà tủ vẫn không trở lại trạng thái bình thường. Hoặc không xác định được nguyên nhân sau khi đã kiểm tra cơ bản và nghi ngờ các lỗi linh kiện hỏng nặng. Lúc này nên gọi trung tâm bảo hành hoặc thợ chuyên sửa chữa bảo hành tủ đông Sanaky để tránh làm lỗi nặng hơn hoặc gây hỏng toàn bộ hệ thống.

Khi nào không nên gọi thợ?

  • Đèn chỉ chớp lúc mới cắm điện rồi hết.
  • Sau khi khởi động, tủ đã hoạt động bình thường lại.
  • Sau kiểm tra và thay nguồn điện ổn định thì tủ hết chớp đèn.

Lúc này, lỗi có thể chỉ là tạm thời và bạn không cần gọi thợ ngay, tránh mất tiền không cần thiết.

Tóm lại, bài viết trên đã chỉ rõ những nguyên nhân và cách xử lý tủ đông Sanaky lại chớp đèn 6 lần kịp thời và an toàn qua nhiều năm kinh nghiệm sửa chữa của chúng tôi. Hy vọng bạn có thể áp dụng thực hiện ngay tại nhà. Nếu bạn đang gặp lỗi khác ngoài đèn chớp, hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo tại website www.suatainha.com nhé!

5/5 (1 bầu chọn)