
Vì sao tủ đông Sanaky bị nóng mặt trước?
Do cấu trúc của dàn nóng
Thông thường, dàn nóng của tủ đông được lắp đặt ở hai bên hông, dùng để giải nhiệt cho gas lạnh sau khi được nén. Khi gas lạnh đi qua máy nén sẽ trở nên rất nóng, và dàn nóng sẽ giúp tỏa bớt nhiệt này ra môi trường ngoài.
Chính vì thế, đây là một nguyên nhân khiến tủ đông nóng ở cả hai lên lẫn mặt trước, vì vậy đây không phải là một lỗi. Bạn có thể coi đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình tủ vận hành.
Do block (máy nén) quá tải
Khi tủ đông chứa quá nhiều đồ bên trong, block sẽ hoạt động nhiều hơn để làm lạnh đạt tới mức như chu trình được cài đặt sẵn. Và khi vận hành liên tục và quá công suất bình thường thì việc sinh nhiệt nhiều hơn là điều dễ hiểu, đây cũng là nguyên nhân khiến mặt trước của tủ bị nóng.
Bạn đừng quá lo lắng, vì sau một thời gian hoạt động, thì block sẽ chuyển sang chế độ nghỉ giúp giải nhiệt, từ đó, mặt trước của tủ đông cũng sẽ nguội dần.
Do nhiệt độ môi trường
Vào mùa nóng, nhiệt độ bên ngoài tăng cao khiến tủ đông phải làm việc vất vả hơn để làm lạnh. Vì có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ môi trường và bên trong tủ, máy nén phải chạy lâu hơn để làm mát đúng mức đã cài đặt. Chính vì vậy, mặt trước của tủ đông Sanaky sẽ nóng hơn so với bình thường.
Cách giải quyết lỗi tủ đông Sanaky bị nóng mặt trước hiệu quả
Việc tủ đông bị nóng mặt trước có thể khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường gặp và có thể xử lý được nếu biết cách. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Tránh để tủ hoạt động quá công suất
Nếu bên trong chứa quá nhiều thực phẩm hoặc đồ quá nóng, máy nén sẽ hoạt động liên tục để đảm bảo và duy trì nhiệt độ mong muốn. Chính vì thế, mà khiến nhiệt lượng sinh ra nhiều hơn, dẫn đến mặt trước tủ bị nóng kéo dài.
Để xử lý, bạn nên:
- Không để thực phẩm quá nhiều so với dung tích khuyến nghị của tủ đông Sanaky.
- Hạn chế mở cửa tủ nhiều lần và liên tục và cần đóng lại nếu không sử dụng tới.
- Không cho thực phẩm còn nóng vào tủ.
Ngoài ra, để tủ nghỉ ngơi, sau 2 tuần sử dụng liên tục, nên cho tủ nghỉ bằng cách vặn nút nhiệt độ về OFF trong khoảng 15 - 30 phút, sau đó bật lại. Lưu ý không nên tắt quá lâu, sẽ khiến tủ mất hơi lạnh và phải tăng năng suất để làm lạnh lại từ đầu, dẫn tới tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Lắp đặt tủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng
Khi vận hành, tủ đông vốn dĩ đã thoát ra nhiệt nóng, nếu để tủ ở nơi có nhiệt độ cao, tủ sẽ phải làm việc vất vả hơn, dễ nóng mặt trước. Chính vì vậy bạn nên lưu ý đặt tủ ở nơi không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Hoặc tránh các khu vực nhiều nhiệt như gần bếp, lò nướng… Khi đặt tủ cạnh tường, cần đặt tối thiểu 10cm để đảm bảo lưu thông khí tốt.
Vệ sinh hệ thống làm mát định kỳ
Thực hiện vệ sinh định kỳ không chỉ làm sạch tủ mà còn giúp hệ thống làm mát hoạt động mạnh hơn. Lưu ý khi thực hiện cần ngắt điện tủ để đảm bảo an toàn, tránh chập điện. Nên sử dụng khăn mềm nhúng qua nước lau sạch bề mặt bên trong và bên ngoài tủ. Việc giúp không chỉ có tác dụng làm sạch mà còn giúp giảm nhiệt của bề mặt tủ đông. Nên thực hiện việc vệ sinh định kỳ ít nhất 1 - 2 lần mỗi 6 tháng.
Đảm bảo cửa tủ luôn kín
Khi cửa tủ bị hở do gioăng cao su hỏng sẽ khiến khí lạnh thoát ra bên ngoài và máy nén phải hoạt động nhiều hơn để ổn định lại khí lạnh đã thoát ra trước đó. Bạn cần chú ý đến việc đóng mở cửa tủ, đảm bảo đóng chắc chắn không bị hở. Ngoài ra, nên định kỳ kiểm tra gioăng cao su ở cửa, nếu thấy gioăng hở, rách thì nên thay mới.
Gọi thợ sửa chữa
Nếu bạn đã thực hiện tất cả các biện pháp ở trên mà mặt trước của tủ vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thì có thể đây là lỗi chứ không còn là hiện tượng thông thường. Có thể đây là lỗi kỹ thuật từ bên trong như máy nén gặp sự cố, bộ phận cảm biến hỏng…
Lúc này, bạn không nên tự ý tháo lắp hay làm bất kỳ điều gì. Tốt nhất nên liên hệ tới đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo hành tủ Sanaky để kiểm tra chi tiết và có biện pháp sửa chữa kịp thời.
Hãy gọi ngay đến hotline 0977.652.159 (Cơ điện lạnh Hoàng Nghĩa) để tư vấn miễn phí trước khi quyết định sửa chữa nhé!
Hậu quả nếu để tủ đông quá nóng mà không xử lý
Nếu để tủ đông Sanaky bị nóng mặt trước trong thời gian dài mà không xử lý hoặc xử lý không đúng cách, có thể dẫn đến những hậu quả như:
- Khả năng làm lạnh kém, thực phẩm không được bảo quản đúng cách, dẫn tới tình trạng hỏng, bốc mùi và dễ chảy nước.
- Tiêu tốn điện năng nhiều hơn bình thường.
- Nhiệt độ tỏa ra quá cao trong thời gian dài sẽ làm biến dạng các lớp cách nhiệt, dễ bị chập cháy các linh kiện bên trong.
- Tuổi thọ của tủ sẽ giảm đáng kể vì các bộ phận phải liên tục hoạt động hết công suất và nhanh xuống cấp hơn.
- Máy nén sẽ nhanh hỏng vì hoạt động quá tải.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dùng, vì thực phẩm sẽ dễ bị sinh vi khuẩn xâm nhập do không được bảo quản đúng cách.
- Ảnh hưởng đến thiết bị xung quanh, vì nếu quá nóng sẽ lây nhiệt sang các thiết bị khác. Có thể chập cháy tới toàn bộ hệ thống thiết bị điện tử trong nhà.
Đừng chủ quan nếu tủ đông Sanaky nhà bạn nóng bất thường, hãy kiểm tra thường xuyên để xử lý kịp thời. Nếu chậm trễ có thể khiến bạn tốn cả triệu đồng để sửa, thậm chí là thay tủ đông mới.
Chia sẻ mẹo sử dụng giúp tủ đông Sanaky ít nóng hơn
Theo kinh nghiệm qua nhiều năm sửa chữa, việc tủ đông Sanaky bị nóng không hoàn toàn là lỗi mà đôi lúc xảy ra do thói quen sử dụng chưa phù hợp. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để thay đổi nhưng hiệu quả giúp tủ hoạt động bền lâu hơn:
- Dùng thêm quạt tản nhiệt: Bạn có thể lắp thêm một quạt mini thổi ngang vào mặt sau tủ để hỗ trợ tản nhiệt nhanh hơn, giảm áp lực cho dàn nóng.
- Không đặt vật nặng lên mặt tủ: Các vật dụng như chậu, khăn, thùng xốp… sẽ khiến không khí nóng khó thoát ra ngoài, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cách nhiệt.
- Cài đặt nhiệt độ đúng mức: Không phải cứ vặn mức thấp nhất là tốt nhất đâu, nên điều chỉnh mức lạnh phù hợp với lượng thực phẩm. Nếu tủ có nhiều khoảng trống, cần giảm bớt mức nhiệt lạnh xuống.
- Không kê tủ sát tường: Luôn đảm bảo cách tường tối thiểu 10 - 15cm để không khí tản nhiệt lưu thông tốt hơn. Tránh đặt tủ ở các góc kín hoặc giữa nhiều vật dụng.
- Hạn chế mở cửa tủ nhiều lần: Nên mở khi cần và đóng nhanh ngay sau khi sử dụng.
- Không để thực phẩm quá nhiều: Chỉ nên chứa lượng thực phẩm vừa đủ với dung tích tủ. Và không nên để đồ ăn nóng vào trong tủ đông trong một thời gian dài.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ vì sao tủ đông Sanaky lại bị nóng mặt trước, cũng như biết cách khắc phục sao cho an toàn và hiệu quả. Đôi khi chỉ một vài thay đổi nhỏ trong cách sử dụng, như đặt tủ nơi thoáng mát hay hạn chế mở cửa thường xuyên, cũng đủ để giúp thiết bị vận hành êm hơn, bền hơn và tiết kiệm hơn.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hoặc thấy tình trạng nóng kéo dài bất thường, đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ kỹ thuật viên của Cơ điện lạnh Hoàng Nghĩa – chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn kiểm tra, xử lý tận nơi một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.