
Lý do khiến tủ đông đóng tuyết người dùng hay mắc phải
Cửa tủ đóng hở hoặc mở ra liên tục
Tủ đông dùng để dự trữ thực phẩm, làm đá… thường thấy ở các tiệm bán đồ ăn hay tiệm tạp hoá. Nên việc mở ra thường xuyên để tìm đồ là điều quen thuộc. Lúc này khí nóng ẩm từ bên ngoài tràn vào bên trong, khiến nơi nước trong không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ và đóng tuyết trên thành tủ theo thời gian.
Nhét quá nhiều đồ khiến cửa không đóng khít hay viền cao su bị bẩn hay lệch cũng làm khí lạnh bên trong tủ đông thoát ra bên ngoài, khiến hệ thống máy phải hoạt động năng suất hơn, từ đó tạo thêm tuyết để bảo vệ thực phẩm đông bên trong tủ.
Thực phẩm chứa nhiều nước, chưa khô ráo
Để thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ đông là một trong những lý do chính khiến tủ bị đóng tuyết. Người dùng nghĩ rằng thực phẩm nào chả được, cứ cho vào tủ đông là sẽ đông lại hết. Nhưng thói quen này khiến tủ luôn dày kín tuyết.
Khi thực phẩm ướt không được bọc kín như rau, thịt cá tươi… mà vẫn để trong tủ sẽ khiến bốc hơi nước, gặp không khí lạnh trong tủ đông, hơi nước ngưng tụ và đóng băng trên dàn lạnh, thành lớp tuyết dày.

Viền cửa tủ (gioăng cao su) bị hở
Gioăng (đệm cao su) là lớp chắn không khí giữa bên trong và bên ngoài tủ. Khi gioăng bị lỏng, hở hoặc mất độ kín, không khí ẩm bên ngoài tràn vào. Lúc này tủ mất nhiệt nhiều hơn, tủ đông phải chạy liên tục để giữ lạnh, đồng thời tạo thêm tuyết. Nếu gioăng bị hở không chỉ tiêu tốn nhiều điện năng mà còn vô tình làm hỏng thực phẩm bên trong.
Lỗ xả nước bị tắc
Bên trong tủ đông nào cũng có một lỗ để xả nước từ tủ ra bên ngoài, tránh đọng nước làm hỏng tủ. Lỗ xả nước lâu ngày có thể bị nghẹt do bụi bẩn, rác thải từ thực phẩm, túi bóng… khiến độ ẩm và nước từ thực phẩm chảy ra không thể thoát ra. Và ngưng tụ tạo thành lớp tuyết trong tủ đông. Lỗi này thường thấy sau một thời gian sử dụng, mà ít người dùng để ý tới.
Mẹo sửa tủ đông bị đóng tuyết tại nhà hiệu quả
Dựa trên những nguyên nhân ở trên, dưới đây là các giải pháp khắc phục tương ứng, giúp tủ đông hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng đóng tuyết hiệu quả hơn:
Xả lớp tuyết cũ
Lớp tuyết đóng lâu dài sẽ làm tủ không còn lạnh, nên việc đầu tiên là loại bỏ lớp băng tuyết bám trên thành tủ đó. Bạn có thể thực hiện tại nhà như sau:
Dụng cụ chuẩn bị:
- 1 chậu nước ấm
- Dụng cụ cạo tuyết: Muỗng nhựa, thẻ nhựa cứng
- Khăn sạch, khăn khô
- Thau hứng nước
- Găng tay cao su để tay không bị buốt khi tiếp xúc với tuyết
Cách làm:
- Bước 1: Trước tiên, hãy rút phích cắm tủ khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Chuyển hết đồ ăn ra ngoài, cho vào thùng xốp hoặc tủ khác để tránh bị giã đông nhanh.
- Bước 3: Đặt quạt nhỏ trước cửa tủ hoặc một chậu nước ấm để trong tủ.

- Bước 4: Khi tuyết bắt đầu mềm, bạn dùng muỗng nhựa hoặc thẻ nhựa cạy nhẹ lớp tuyết ra. Tuyệt đối không dùng dao, kéo hay vật sắc nhọn vì rất dễ làm thủng tủ.
- Bước 5: Dùng khăn thấm nước lau sạch bên trong.
- Bước 6: Cắm lại điện, chờ 15–20 phút rồi mới cho đồ ăn vào lại để tủ ổn định nhiệt độ.

Lưu ý gì để tránh tủ đông bị đóng tuyết
- Nên vệ sinh định kỳ để ngăn đóng tuyết hiệu quả, đồng thời bảo vệ thực phẩm an toàn, đóng đông tốt. Làm sạch thường xuyên giúp loại bỏ các bụi bẩn và mạnh vụn thực phẩm, giúp không khí lưu thông, không tắc nghẽn lỗ xả.
- Không nên cho các thực phẩm có độ ẩm cao vào trong tủ. Nên bọc kín rồi mới cho vào tủ đông.
- Hạn chế mở tủ thường xuyên hoặc mở quá lâu mà không đóng lại.
- Tuyệt đối không cho thực phẩm còn đang nóng/có nhiệt độ cao vào trong tủ đóng đông
- Vệ sinh gioăng cao su và không để đồ chèn cửa tủ.
- Điều chỉnh nhiệt độ đông phù hợp với môi trường và thực phẩm.
Tủ đông có dễ hỏng nếu để tuyết tích tụ lâu ngày?
Câu trả lời là CÓ.
Nếu lớp tuyết để quá lâu trong tủ đông, ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận khác như quạt gió hay hệ thống xả tuyết. Làm tắc nghẽn, trì hoãn hiệu quả hoạt động của tủ đông, thực phẩm không được đông lại. Và đặc biệt khả năng tiêu thụ điện có thể sẽ gấp đôi nếu bạn để càng lâu.
Ngoài ra, tủ bị lớp đông đóng kín, nên phải tăng hiệu suất để duy trì độ lạnh, lâu dần dễ giảm tuổi thọ, tốn tiền sửa chữa do hỏng linh kiện khác. Thậm chí lớp tuyết bám lâu dài sẽ khiến tủ có mùi hôi do mùi của thực phẩm bám vào. Vì vậy, xả tuyết định kỳ là cách bảo vệ tủ rất hiệu quả.
Nên làm gì nếu không tự xử lý tuyết tủ đông?
Việc xử lý tủ đông bị đóng tuyết có thể đơn giản trong các trường hợp mà tuyết mềm hoặc còn mỏng. Và dưới đây là các tình huống bạn không thể tự làm tại nhà:
- Tuyết đóng thành mảng đá cứng, dày đặc
- Tủ vẫn bị đóng tuyết dù đã xả nhiều lần
Khi gặp tình huống này, tốt nhất đừng cố gắng cạy ra, vì lớp tuyết dày hay lực tay mạnh có thể làm tủ hư nặng hơn hoặc khiến bạn bị thương. Hãy liên hệ gọi người có kinh nghiệm/thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến kiểm tra, để có thể kiểm tra và sửa/thay thế phụ tùng nếu cần.

Tủ đông bị đóng tuyết là lỗi phổ biến khi dùng, nên mọi người đừng quá lo lắng. Thử ngay với cách xử lý đơn giản như trên, lớp tuyết sẽ được loại bỏ hoàn toàn, giúp tủ hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu lớp tuyết quá dày hoặc quá cứng do để lâu ngày bạn nên liên hệ kỹ thuật viên uy tín để kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Đừng quên vệ sinh định kỳ và thay đổi thói quen như đóng cửa nhanh, bọc kín thực phẩm hay lau sạch gioăng cao su cũng giúp chiếc tủ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.