
Kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ
Nguyên nhân:
Đây là lỗi rất thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ qua. Núm điều chỉnh nhiệt độ của tủ đông thường nằm bên trong tủ hoặc bên hông, có thể có những lúc bạn có “vô tình” chạm vào khiến núm điều chỉnh bị lệch so với cài đặt ban đầu, gây ra sự cố tủ đông không đông đá.
Nhiều người cho rằng nếu quay về mức thấp thì tủ sẽ làm đông tốt hơn nhưng chế độ này chỉ làm mát nhẹ chứ không hề cấp đông. Và khi bị sai nhiệt độ, tủ sẽ không đủ lạnh để đông đá thực phẩm, dù máy vẫn vận hành như bình thường.
Cách khắc phục:
Tình trạng này khá nhiều người đã từng gặp phải và cách xử lý lại vô cùng đơn giản mà không cần tới thợ. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Mở cửa tủ, tìm núm chỉnh nhiệt độ (Có thể ở bên ngoài hoặc bên trong)
- Nếu bạn thấy đang để ở mức “Low” hoặc “Min”, hãy xoay về “Max” hoặc mức cao nhất.
- Kiểm tra lại độ lạnh sau khoảng 30 - 60 phút, bằng cách đưa tay vào trong tủ để cảm nhận. Nếu thấy mát lạnh hơn và hơi nước bắt đầu đọng, nghĩa là bạn đã thành công.
Lưu ý:
Sau khi điều chỉnh, bạn không nên mở tủ nhiều lần trong khoảng 1 - 2 giờ đầu để tủ hoạt động ổn định lại. Việc điều chỉnh sai núm đôi lúc cũng có thể do có trẻ nhỏ nghịch hoặc người già lú lẫn, nên bạn có thể dán biển cảnh báo để tránh vĩe xoay sai nhiệt độ nhé!
Sắp xếp lại thực phẩm có trong tủ
Nguyên nhân:
Tủ đông Sanaky được sản xuất với nhiều dung tích khác nhau, nếu bạn để thực phẩm sắp xếp không khoa học khiến thực phẩm che mất các lỗ thổi khí lạnh thì hơi lạnh không thể lan đều ra khắp tủ. Tình trạng này khiến thực phẩm ở phía bên trong góc không đông, trong khi phía gần quạt lại quá lạnh.
Để lâu ngày, các thực phẩm đồ ăn không được đông sẽ có nguy cơ bị hỏng, thối rữa vì không được cấp đông đúng cách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dùng, đem tới nguy cơ tiềm ẩn bị ngộ độc mà bạn có thể sẽ không biết.
Cách khắc phục:
Đối với lỗi này, bạn hoàn toàn có thể thực hiện đơn giản bằng cách sắp xếp thực phẩm lại một cách hợp lý hơn. Nên giữ khoảng trống ít nhất 5 - 10 cm giữa thành tủ và đồ ăn để tránh chặn lỗ thổi hơi lạnh.
Nếu có thể, bạn hãy sắp xếp đồ thường dùng ở phía ngoài, đồ lâu dùng để sâu vào trong để tránh việc tìm kiếm lâu và đồng thời giúp khí lạnh được lưu thông tốt hơn.
Lưu ý: Không nên sắp xếp một lượng thực phẩm trong tủ vượt quá dung tích mà nhà sản xuất đã khuyến khích (Ví dụ dung tích của tủ là 500ml thì bạn không thể để lượng thực phẩm quá 500ml được).
Kiểm tra dàn lạnh hoặc quạt gió
Nguyên nhân:
Dàn lạnh hay quạt gió là những bộ phận giúp khí lạnh được lưu thông toàn bộ không gian trong tủ. Sau một thời gian lưu trữ thực phẩm, cặn bẩn thực phẩm hay bụi có thể bám vào dàn lạnh hoặc làm kẹt quạt gió, khiến tủ đông hoạt động không hiệu quả dẫn đến tình trạng chỗ lạnh – chỗ không.
Cách khắc phục:
Bạn có thể kiểm tra bằng cách lắng nghe âm thanh hoạt động của quạt gió, nếu không nghe thấy gì hoặc thấy quạt gió bị kẹt thì hãy cân nhắc liên hệ dịch vụ sửa chữa bảo hành tủ Sanaky chính hãng để được kiểm tra. Việc này giúp tránh để lỗi nhỏ trở thành hỏng hóc lớn, tiết kiệm cả tiền và thực phẩm.
Kiểm tra gas có thiếu gas hoặc rò rỉ gas
Nguyên nhân:
Nếu thiếu gas, tủ đông sẽ mất đi khả năng làm lạnh và đông đá dù máy vẫn chạy bình thường. Gas là một bộ phận giúp tủ đông vận hành và tạo ra môi trường lạnh trong tủ. Nên nếu gas đã hết hoặc bị rò rỉ ra ngoài, bạn sẽ thấy các hiện tượng như hơi lạnh không sâu, không có tuyết hoặc đá bám xung quanh thành tủ…
Cách khắc phục:
Đây là trường hợp mà bạn không thể xử lý tại nhà, nếu như không có kinh nghiệm sửa chữa. Bạn cần liên hệ kỹ thuật để kiểm tra áp và nạp lại gas nếu cần.
Xử lý lớp tuyết bám dày
Nguyên nhân:
Tủ đông Sanaky thường có chế độ xả tuyết, nhưng có một số loại cũ thì cần xả thủ công. Nếu không được xả định kỳ, tủ sẽ bị một lớp tuyết bám quanh thành tủ và quạt gió, làm tắc luồng khí lạnh. Việc này làm tủ đông Sanaky vẫn chạy bình thường nhưng lạnh yếu, thực phẩm không thể đông đá.
Cách khắc phục:
Để tránh làm hỏng tủ, bạn cần thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Ngắt điện, mở tủ và đưa toàn bộ thực phẩm ra bên ngoài hoặc lưu trữ ở 1 tủ khác.
- Bước 2: Và để nguyên trạng thái mở tủ như vậy để tuyết tan tự nhiên.
- Bước 3: Đợi tuyết tan hoàn toàn (Sẽ mất khoảng 3–4 tiếng). Sau đó dùng khăn khô hoặc đặt khay hứng nước bên dưới để không làm ướt sàn.
- Bước 4: Cắm điện để tủ đông vận hành lại bình thường.
Lưu ý, bạn cần vệ sinh, rã đông tủ định kỳ mỗi 2–3 tháng/lần để tránh tình trạng này. Và tuyệt đối không được cậy lớp tuyết bằng vật sắc nhọn, tránh làm hỏng làm dàn lạnh. Tốt nhất cứ để tuyết tan tự nhiên
Xử lý các lỗi kỹ thuật chuyên môn
Nguyên nhân:
Dù đã thử mọi cách nhưng tủ vẫn không đông đá, thì có khả năng tủ đang gặp vấn đề các lỗi kỹ thuật như hỏng cảm biến, lỗi bo mạch điều khiển… khiến hệ thống tủ đông không thể tự vận hành điều chỉnh nhiệt độ làm mát tủ.
Cách khắc phục:
Lúc này, bạn tuyệt đối không tự tháo lắp linh kiện tại nhà. Bởi nếu không có chuyên môn, bạn rất dễ làm hư dàn lạnh, rò rỉ gas hoặc đứt dây nguồn ngầm bên trong. Ngoài ra, nếu có sự can thiệp của người tiêu dùng, hãng Sanaky sẽ từ chối bảo hành, vì thế bạn sẽ mất đi quyền lợi của mình.
Do đó, cách tốt nhất là bạn nên gọi dịch vụ sửa chữa bảo hành tủ Sanaky, đây là giải pháp nhanh gọn và an toàn hơn.
Và bạn đang băn khoăn không biết nên chọn đơn vị sửa chữa nào uy tín thì hãy liên hệ hotline 0977652159 hay truy cập qua website: https://suatainha.com/contact để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi cam kết báo giá rõ ràng, không phát sinh chi phí, đảm bảo chất lượng cho khách hàng và bảo hành sau khi đã sửa chữa.
Lời khuyên giúp tủ đông Sanaky đông đá
Tủ đông Sanaky không đông đá dù vẫn chạy là lỗi không hiếm gặp, nhưng lỗi này phần lớn đều có thể xử lý tại nhà nếu biết cách kiểm tra đúng chỗ. Tuy nhiên, người dùng cần lưu vài mẹo nhỏ để giúp tủ đông luôn mát khoẻ như sau:
- Luôn để thực phẩm nguội hẳn rồi mới cho vào tủ cấp đông.
- Bọc kín thực phẩm hoặc để thực phẩm khô ráo sau đó mới cho tủ đông.
- Nên định kỳ rã đông và vệ sinh tủ 1 lần/tháng, vừa giúp tủ sạch sẽ lại tránh tuyết đóng quá dày.
- Không bật – tắt tủ liên tục vì việc này chỉ khiến tủ hỏng nhanh hơn.
- Sắp xếp thực phẩm đúng cách và không nên để quá nhiều trong tủ.
- Vừa để tiết kiệm điện, vừa để bảo vệ tủ, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với lượng thực phẩm và thời tiết bên ngoài.
- Nếu kiểm tra thấy bất kỳ vấn đề nào cần xử lý luôn chứ chớ để lâu lỗi sẽ hỏng càng nhanh.
- Lựa chọn đơn vị sửa chữa uy tín, tránh tiền mất tật mang.
Tủ đông không đông đá tuy vẫn chạy là dấu hiệu cần xử lý ngay, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước khi gọi thợ, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra và xử lý tại nhà với các lỗi đến từ nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, nếu các lỗi kỹ thuật có tính chuyên môn cao, bạn cần liên hệ thợ sửa để được hỗ trợ an toàn và kịp thời. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tiếp thu được nhiều kiến thức sửa chữa giúp sửa tủ đông Sanaky nhà bạn hiệu quả và tiết kiệm hơn.