
Vì sao lại xuất hiện lỗi Edo?
Nếu bạn là người sử dụng nồi cơm điện Cuckoo lâu năm, chắc hẳn đã quá quen thuộc với lỗi Edo này. Nghe tưởng chừng là phức tạp, nhưng thực chất, lỗi Edo xảy ra khi nồi cơm đã được cắm điện nhưng nắp lại chưa đóng kín. Thao tác sử dụng sai này khiến hệ thống cảm biến tưởng quá trình nấu đã xong xuôi, từ đó báo lỗi Edo và không tiếp tục vận hành.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân không nằm ở thao tác, mà đến từ bo mạch điều khiển bên trong bị lỗi. Khi bo mạch không còn nhận diện đúng trạng thái của nắp nồi hoặc cảm biến truyền sai tín hiệu, nồi sẽ phản hồi sai lệch và dẫn đến báo lỗi Edo ngay cả khi bạn đã đóng nắp đúng cách.
Tự sửa nồi Cuckoo báo lỗi Edo tại nhà được không?
Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể tự sửa lỗi Edo trên nồi cơm điện Cuckoo tại nhà nếu thực hiện đúng cách. Và có thể chọn các cách làm sau:
Cách 1 - Đối với lỗi thao tác
Đối tượng: Phù hợp với những ai không có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm sửa chữa nhưng muốn kiểm tra hoặc tự xử lý để tiết kiệm chi phí.
Cách làm này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm nhưng không có khả năng sửa chữa chuyên sâu, nên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Kiểm tra nắp nồi đã đóng kín chưa bởi đây là lỗi thao tác bắt nguồn từ việc quên không đóng nắp hoặc đóng nắp không chặt.
- Bước 2: Hãy thử mở nắp và đóng lại thật chắc chắn.
- Bước 3: Sau đó rút điện, chờ 5 - 10 phút để nồi cơm khởi động lại.
- Bước 4: Tiếp tục quan sát xem trên màn hình còn hiện lỗi không. Nếu nồi không còn hiện lỗi và hoạt động lại bình thường, thì đây chỉ là lỗi thao tác, không cần sửa chữa.
Trường hợp bạn đã thử hết các bước kiểm tra đơn giản tại nhà nhưng nồi vẫn báo lỗi Edo, không thể thao tác chọn chế độ nấu, thì rất có thể sự cố nằm sâu bên trong linh kiện. Khi đó, bạn nên chuyển sang cách 2 dưới đây.
Cách 2 - Đối với lỗi hỏng phần cứng
Đối tượng: Dành cho người đã có kinh nghiệm hoặc có khả năng và thời gian mày mò. Khi bạn không xử lý được cách làm 1, thì đây chính là phương án tối ưu nhất.
Theo nhiều năm kinh nghiệm sửa nồi cơm điện Cuckoo, rất có thể lỗi nằm bên trong linh kiện điện tử cụ thể như cảm biến, bo mạch… Vì bạn không thể tự sửa nhưng vẫn có thể thực hiện kiểm tra trước khi gọi thợ như sau:
- Hỏng cảm biến: Tháo phần nắp trên, kiểm tra cảm biến bằng đồng hồ đo mạch. Nếu hỏng, phải thay đúng loại cảm biến tương ứng với model nồi.
- Dây tín hiệu: Lỗi này đòi hỏi tay nghề chính xác bởi các dây tín hiệu này khá nhỏ, lại nằm phía sâu bên trong. Vì dây có thể bị đứt ngầm và cần thay thế. Nên khả năng là sẽ cần đến thợ thay vì tự làm.
- Hỏng bo mạch điều khiển: Công việc cần làm là tháo nồi ra hoàn toàn để kiểm tra chi tiết bảng mạch, dò linh kiện lỗi và thay thế nếu cần thiết.
Đối với dòng nồi cơm điện tử Cuckoo, hệ thống điện bên trong khá phức tạp được tích hợp từ nhiều chức năng thông minh, không giống như nồi cơ thông thường. Vì có nhiều linh kiện điện tử nhỏ, nếu không có chuyên môn, rất dễ gây chập mạch hoặc làm hỏng nồi nặng hơn khi tự tháo lắp.
Tóm lại, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không rành kỹ thuật, hãy chọn phương án 2 - liên hệ thợ sửa để đảm bảo an toàn, nhanh chóng.
Mẹo hay khi sử dụng nồi cơm điện Cuckoo
Để nồi cơm điện Cuckoo bền, hoạt động ổn định và tránh hỏng hóc ngoài ý muốn, hãy nhanh tay bỏ túi những mẹo nhỏ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả dưới đây:
- Luôn kiểm tra và đóng chặt nắp nồi trước khi cắm điện, để đảm bảo hệ thống nhận được tín hiệu sẵn sàng và không báo lỗi như eco, edo…
- Lấy khăn lau khô nước còn sót lại ở đáy nồi và thân nồi trước khi nấu, tránh lâu dài gây ẩm bên trong dẫn đến chập mạch hoặc hỏng rơ-le.
- Hạn chế nhấn nút thay đổi chế độ nấu liên tục khi nồi chưa nhận phản hồi. Việc làm này lâu dần không chỉ gây liệt nút bấm mà còn làm rối loạn tín hiệu, dẫn đến lỗi hệ thống như Edo, Eco hoặc đơ bảng điều khiển.
- Lau dọn định kỳ để hạn chế bụi bẩn làm kẹt lỗ thoát khí. Khi hơi nóng bên trong ngưng đọng không thể thoát ra ngoài theo chu trình áp suất thì gây hiện tượng trào nước và cơm không thể chín.
- Không để nước tràn xuống bảng điều khiển hoặc khe hở nắp, khi đó nước sẽ làm ẩm bên trong, gây loạn nút, thậm chí là chập mạch và hỏng hẳn.
- Khi nồi đang hoạt động, không nên mở nắp đột ngột, đặc biệt khi đang nấu áp suất. Hơi nóng trong nồi có nguy cơ làm bỏng cho người dùng.
- Chọn chế độ phù hợp với nhu cầu đang sử dụng, giúp nồi nấu hiệu quả, tránh hao điện hoặc báo lỗi do sai chương trình vận hành.
- Nguồn điện rất quan trọng, nên hãy thường xuyên kiểm tra dây điện, phích cắm có lỏng, gỉ hay bị chuột cắn không vì một lỗi nhỏ cũng có thể khiến nồi ngưng hoạt động.
- Không dùng lòng nồi không chính hãng để thay thế vì dễ làm mâm nhiệt cháy hoặc nấu cơm không chín.
Tóm lại, nồi cơm điện Cuckoo báo lỗi Edo rất đơn giản và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên khi không đạt kết quả như mong muốn thì có lẽ do hỏng hóc từ linh kiện bên trong. Và lúc này tốt nhất bạn nên gọi thợ sửa chữa chuyên về nồi cơm điện Cuckoo để được hỗ trợ tốt nhất mà không lo mất thời gian mày mò hay thay sai linh kiện. Một người thợ có kinh nghiệm sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng lỗi, sửa nhanh, an toàn và tiết kiệm chi phí về lâu dài.