Skip to content

5 cách sửa tủ đông không lạnh, cứu nguy trước khi bạn gọi thợ

08/05/20254 lượt đọc

Tủ đông là thiết bị dùng để bảo quản thực phẩm lâu dài, làm đá, dự trữ đồ ăn… nhưng bỗng 1 ngày, tủ đông “đình công” dù mở ra thấy vẫn chạy nhưng đồ ăn lại không hề đông lại. Đừng vội gọi thợ ngay lập tức, bởi đây là lỗi phổ biến mà bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra tại nhà. Dưới đây là 5 cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bạn sửa tủ đông không lạnh trước khi phải gọi thợ.

Dấu hiệu tủ đông không lạnh dù vẫn chạy

Dấu hiệu phổ biến cho thấy tủ đông không lạnh đó chính là đồ ăn không đông đá, nhưng ngoài ra có một số dấu hiệu mà nếu không để ý sẽ không biết:

  • Đồ ăn mềm, không đông lại
  • Chỉ mát nhẹ như tủ mát
  • Nước chảy từ đá tan
  • Có mùi hôi nhẹ từ thực phẩm bị rã đông
  • Block vẫn nóng nhưng không có hiệu quả làm lạnh

Nếu bạn đang gặp những dấu hiệu như trên, rất có thể tủ đông nhà bạn đang gặp vấn đề. Hãy cùng xem nguyên nhân khiến tủ chạy mà lại không lạnh đến từ đâu nhé!

Những nguyên nhân dẫn tới tủ đông không lạnh

Cửa tủ không được đóng khít

Có thể là vô tình hoặc quá chủ quan, người dùng có thể không để ý đến việc cửa tủ đông đã được đóng khít hay chưa. Việc này khiến hơi lạnh trong tủ thoát ra bên ngoài và không thể làm lạnh kịp thời. Từ đó dẫn đến việc đồ ăn bên trong không được làm đông. Ngoài ra nếu gioăng cao su cửa tủ bị hở, rách, lỏng cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh.

Chức năng xả đá hoạt động kém

Bộ phận xả đông có chức năng xả đá để tủ đông không bị tuyết tích tụ bên trong quá nhiều. Nhưng khi bị hỏng, lớp tuyết này đóng đặc quanh dàn lạnh, làm cản trở khí lạnh lưu thông và khiến hệ thống làm lạnh mất tác dụng. Việc này bắt nguồn từ việc không vệ sinh tủ định kỳ, khiến tuyết không thể tự xả như ban đầu được thiết lập.

Nhồi nhét thực phẩm quá tải

Tủ đông không quy định được đặt bao nhiêu thực phẩm bên trong nhưng khi bạn xếp quá nhiều, luồng khí lạnh không còn chỗ để lưu thông, khiến các vị trí gần thì được làm đông còn các chỗ ở xa thì không, khiến thực phẩm ở một số chỗ bị hỏng nhanh hơn.

Hết hoặc rò rỉ gas

Đây là một lý do phổ biến, nhưng nhiều người lại không để ý đến việc kiểm tra gas. Khi gas hết hoặc bị rò ra ngoài, lượng gas giảm khiến tủ không còn đủ để vận hành bình thường, đặc biệt với tủ đông dùng lâu lăm.

Cài sai nhiệt độ

Tủ đông không phải lúc nào duy trì ở một nhiệt độ cũng đúng. Nếu trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ quá cao mà bạn lại dùng chế độ tiết kiệm điện, hiệu suất làm lạnh sẽ không đạt tối đa, khiến đồ ăn dễ bị hỏng.

Hỏng máy nén

Máy nén hay còn gọi là block của tủ đông bị hỏng, dấu hiệu cho thấy là không tạo ra hơi lạnh dù tủ vẫn hoạt động bình thường. Dù có chỉnh nhiệt độ thấp thì bên trong vẫn không thể lạnh hơn. Nếu như không còn nghe thấy tiếng ồn của động cơ chạy, thì có thể máy nén đã hỏng hẳn và cần sửa ngay.

5 cách tự xử lý tủ đông không lạnh tại nhà

Kiểm tra gioăng cao su cửa tủ đông

Nhiều người không để ý rằng chỉ cần có một khe hở nhỏ, khí lạnh bên trong cũng thoát ra ngoài liên tục. Trước khi gọi thợ, hãy kiểm tra cửa tủ đông xem có đang đóng khít hoàn toàn không như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một tờ A4 mỏng hoặc khăn giấy
  • Bước 2: Mở cửa tủ, đặt tờ giấy vào gioăng cao su rồi đóng lại
  • Bước 3: Sau đó kéo nhẹ tờ giấy ra. Nếu giấy tuột ra dễ dàng thì gioăng cao su có thể bị hỏng, khiến tủ không thể đóng chặt. Nếu giấy bị giữ chặt thì lỗi ở vấn đề khác.

Đây là một cách đơn giản để xử lý tình trạng tủ lạnh không đông. Nếu kiểm tra có vấn đề, bạn có thể vệ sinh mép cửa và viền cao su bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch bụi, dầu mỡ bám quanh mép cửa và cả phần gioăng cao su. Sau đó, đợi khô hoàn toàn trước khi đóng tủ lại. Nhưng nếu gioăng bị rách, biến dạng thì nên thay mới để đảm bảo khả năng giữ lạnh.

Điều chỉnh chế độ lạnh phù hợp

Việc chỉnh sai chế độ làm lạnh cũng có thể khiến tủ đông hoạt động chậm, làm lạnh yếu. Bạn có thể kiểm tra và điều chỉnh lại để tủ đạt hiệu quả tốt nhất bằng cách núm xoay nhiệt độ bên trong tủ đông sao cho thích hợp.

  • Chế độ tiết kiệm/eco: Giới hạn công suất làm lạnh để tiết kiệm điện.
  • Chế độ “Normal”: Chế độ làm lạnh thông thường.
  • Chế độ “Max”: Công suất làm lạnh cao nhất.

Sau khi điều chỉnh chế độ từ 1 - 2 tiếng, bạn nên theo dõi tủ và cảm nhận xem có mát hơn không. Đồng thời kiểm tra bề mặt thực phẩm đã có dấu hiệu đông lại chưa. Lưu ý, mỗi loại thực phẩm đề có nhiệt độ làm đông khác nhau, vì vậy không nên dùng một mức nhiệt cố định cho tất cả.

Để thực phẩm vừa đủ, không quá nhiều

Nếu nguyên nhân khiến tủ đông không lạnh đến từ việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm, bạn nên lấy bớt đồ ra. Đảm bảo luồng khí lạnh có thể lưu thông, lạnh đều khắp các thực phẩm dù ở xa. Đồng thời, hãy sắp xếp lại thực phẩm, không chồng chất dồn khít vào một khu vực. Sau đó, đóng kín cửa tủ, chờ vài giờ để nhiệt độ ổn định trở lại. Đây là cách đơn giản giúp tủ làm lạnh đều hơn mà không cần can thiệp kỹ thuật.

Xử lý bình gas tủ đông

Bình gas là một bộ phần có chức năng chuyển khí gas giúp làm lạnh thực phẩm. Nếu bình gas bị rò rỉ hoặc hư hỏng, tủ vẫn chạy nhưng bên trong lại không đủ lạnh. Dùng lâu ngày, bình gas có thể đã hết hoặc bị rò rỉ khí mà bạn không biết, hãy kiểm tra như sau:

  • Nghe âm thanh từ tủ đông, nếu không nghe tiếng rì rì nhe của gas thì bình gas có thể đã hết.
  • Kiểm tra dàn lạnh phía sau tủ, nếu chỉ một phần dàn lạnh lạnh, còn lại ấm thì có thể gas đã yếu hoặc rò.

Việc thay bình gas sẽ không phù hợp để tự xử lý tại nhà, cách tốt nhất là gọi thợ sửa chuyên nghiệp đến kiểm tra và thay gas đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mở bình, vì gas lạnh nếu thoát ra ngoài không đúng cách có thể gây nguy hiểm hoặc cháy nổ.

Loại bỏ lớp tuyết dày

Tủ đông dùng lâu ngày hay nhiệt độ quá thấp so với lượng đồ ăn ít, cũng dẫn đến tình trạng đóng tuyết trong tủ. Không chỉ làm tủ lạnh yếu, hao điện, mà còn ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm lâu dài. Dưới đây là cách xử lý tuyết dày đơn giản tại nhà:

Cách 1: Rút điện hoàn toàn và để thực phẩm sang tủ đông khác để tuyết tự tan đá. Cách này tuy không tốn công nhưng lại tốn khá nhiều thời gian, nước dễ chảy tràn ra ngoài, gây ướt sàn.

Cách 2: Xử lý tuyết thủ công:

  • Bước 1: Rút điện tủ đông và lấy hết thực phẩm ra ngoài.
  • Bước 2: Đặt tô nước ấm vào trong tủ để lớp tuyết mềm nhanh hơn.
  • Bước 3: Dùng thìa nhựa, muỗng silicon cạo tuyết từ từ, không cạy quá sâu có thể khiến thủng dàn lạnh hoặc rò gas.
  • Bước 4: Sau đó dùng khăn mềm lau hết nước rồi cắm điện lại.

Mẹo nhỏ giúp tủ đông luôn hoạt động ổn định

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp tủ đông nhà bạn luôn hoạt động ổn định, bền và tiết kiệm điện:

  • Không để quá nhiều thực phẩm nhồi nhét trong tủ đông.
  • Đóng kín cửa tủ sau mỗi lần mở.
  • Không đặt thức ăn còn nóng vào tủ.
  • Xả tuyết và vệ sinh định kỳ 2–3 tháng/lần.
  • Chỉnh mức nhiệt phù hợp theo thời tiết và lượng đồ trong tủ.
  • Đặt tủ nơi thoáng mát, tránh sát tường hoặc góc bí.

Hy vọng với 5 cách sửa tủ đông không lạnh trên đây, bạn đã có thể tự xử lý lỗi ngay tại nhà mà không cần đến việc tốn tiền gọi thợ. Chỉ cần duy trì vài thói quen khi sử dụng, bạn có thể kéo dài tuổi thọ cho tủ đông, vừa giúp tiết kiệm điện, mà vẫn bảo quản thực phẩm luôn trong tình trạng tốt nhất.

5/5 (1 bầu chọn)