
Dấu hiệu tủ lạnh không hoạt động
Tủ lạnh không chạy tức là dấu hiệu của tủ lạnh không hoạt động, dù vẫn cắm điện bình thường. Tủ không còn thực hiện chức năng làm lạnh hay làm đông, khiến thực phẩm dễ hư hỏng nếu không được xử lý kịp thời.

Và các dấu hiệu thường thấy là:
- Không phát ra bất kỳ tiếng chạy động cơ nào (Thường có tiếng rì rì nhẹ)
- Đèn bên trong không sáng (Nguyên nhân có thể do tủ hỏng hoặc cũng có thể do đèn cháy)
- Thực phẩm không đông lạnh hoặc tan đá
- Bề mặt ngoài của tủ hoàn toàn không có hơi ấm
- Có mùi hôi do thực phẩm bị giã đông
- Trong tủ không có hơi mát mát như bình thường
Nếu xuất hiện 2 - 3 hiện tượng cùng một lúc, khả năng tủ đã ngừng hoạt động. Ngay lập tức bạn cần tiến hành kiểm tra để biết nguyên nhân do đâu và có thể sửa chữa kịp thời.
Bật mí nguyên nhân tủ lạnh không chạy
Nguyên nhân từ nguồn điện, ổ cắm
- Mất điện: Nguồn điện không ổn định thì tủ lạnh cũng không thể hoạt động bình thường. Có thể ổ cắm bị lỏng hay đứt khiến điện không vào tủ.
- Ổ cắm: Có các biểu hiện cháy bên trong mà mắt thường khó có thể nhận ra.
- Nguồn điện yếu, chập chờn: Điện áp yếu thì tủ lạnh có thể sẽ không khởi động để vận hành.
Nguyên nhân do linh kiện bên trong
- Máy nén (block) ngừng hoạt động: Block bị lỗi, tủ sẽ không phát ra tiếng kêu như thường và bên trong cũng sẽ không có khả năng làm lạnh.
- Đồng hồ thời gian bị kẹt hoặc hư: Nó có nhiệm vụ đóng ngắt chu kỳ làm lạnh. Nếu nó bị kẹt hoặc cháy, tủ ngừng hoạt động.
- Cầu chì nhiệt bị đứt: Khi cầu chì nhiệt bị đứt hoặc hỏng, tủ sẽ không nhận được điện để làm lạnh, dù các bộ phận khác vẫn bình thường.
- Chế độ nhiệt độ bị sai: Có thể nhiều người bị nhầm lẫn về các mức nhiệt độ và xoay linh tinh, khiến tủ tưởng rằng đã đủ lạnh và ngừng chạy.
- Bảng điều khiển điện tử lỗi: Bảng điều khiển là trung tâm vận hành, thường thấy ở dòng hiện đại, thiết kế thông minh. Nếu bị lỗi, các lệnh sẽ không còn hoạt động chính xác hay như người dùng thao tác.
- Quạt gió bị hư: Quạt gió giúp chuyển hơi lạnh từ dàn lạnh ra toàn bộ ngăn tủ. Nếu bị hỏng, gãy cánh, hơi lạnh sẽ không được phân bổ, dẫn đến tủ không lạnh.

Nguyên nhân do thói quen sử dụng
- Cho đồ ăn nóng vào tủ: Đây là thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại khiến cảm biến nhiệt độ hiểu nhầm và khiến block phải chạy liên tục để làm mát. Lâu dần, điều này có thể khiến hệ thống làm lạnh bị quá tải và ngừng hoạt động.
- Để quá nhiều đồ ăn: Nhồi nhét quá nhiều đồ khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, hơi lạnh sẽ không đi đều khắp tủ.
- Thường xuyên mở cửa quá lâu: Nếu bạn mở cửa lâu hoặc liên tục, tủ lạnh sẽ phải khởi động lại từ đầu, khiến block hỏng nhanh chóng.
Ngoài những nguyên nhân tôi đã đề cập ở trên, vẫn còn một số lý do khác khiến tủ lạnh không chạy như hết gas, dàn nóng hỏng, kẹt bụi do lâu không vệ sinh… Vì những lỗi này không dễ nhận biết bằng mắt thường nên hãy gọi thợ kỹ thuật uy tín đến kiểm tra chi tiết để đảm bảo an toàn và đúng lỗi.
Tác hại tủ lạnh không chạy
Dưới đây là những bất lợi khi tủ lạnh không chạy có thể gây ra:
- Tốn điện: Nguồn điện vẫn được cung cấp cho tủ lạnh, tuy nhiên nó lại không hoạt động nên máy vẫn tiêu thụ điện như bình thường. Vì hệ thống tủ lạnh nhận thấy không đủ hơi lạnh nên bắt các bộ phận khác hoạt động nhiều hơn bình thường. Và kết quả là tiền điện tăng nhưng thực phẩm vẫn không làm lạnh được.
- Thực phẩm hỏng nhanh chóng: Thịt sẽ mùi hôi, chảy nước vì tủ lạnh không cấp đủ lạnh. Thậm chí để lâu nước từ thực phẩm sẽ chảy tràn ra bên ngoài, gây mất thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng tới các bộ phận khác: Các linh kiện bên trong như máy nén, quạt gió… sẽ bị quá tải do hoạt động nhiều hơn do tủ lạnh không hoạt động đúng cách. Chúng phải chạy liên tục nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Tốn tiền sửa chữa: Đừng chủ quan với lỗi tủ lạnh không chạy, bởi nếu kéo dài thời gian, mà không xử lý, có thể dẫn đến hư hỏng nặng hơn. Lúc đó không chỉ tốn tiền sửa, mà có khi còn phải mua tủ mới thay thế.

Lời khuyên sửa tủ lạnh không chạy từ chuyên gia
Cách sửa | Lời khuyên | Cách thực hiện |
Kiểm tra nguồn điện, ổ cắm | Áp dụng khi tủ không sáng đèn, không hoạt động. Luôn ngắt nguồn trước khi kiểm tra dây điện, tránh nguy hiểm. | - Bước 1: Thử rút phích cắm và cắm sang ổ khác để kiểm tra nguồn. - Bước 2: Kiểm tra xem dây nguồn có bị đứt, chuột cắn hoặc bị cắm lỏng không. Nếu dây bị đứt, nên thay để tránh tủ lâu ngày càng thêm hỏng. |
Ổn định nguồn điện cho tủ lạnh | Tủ lạnh xuất hiện triệu chứng lạnh yếu thất thường, hay tự động ngắt | - Nên dùng ổn áp chuyên dụng nếu điện nhà bạn thường yếu - Chọn ổn áp có công suất cao hơn ít nhất 1.5 lần công suất tủ lạnh. - Không dùng chung ổn áp với các thiết bị điện khác mà tiêu nhiều điện năng như máy giặt, máy sấy… |
Kiểm tra rơ-le nhiệt | Áp dụng khi tủ không khởi động hoặc không lạnh | Rơ-le hỏng thì tủ có thể không khởi động block (máy nén) hoặc chạy mãi không ngắt. Trong trường hợp này, nên gọi thợ chuyên sửa tủ lạnh để thay rơ-le mới đúng loại. Bởi đây là linh kiện bên trong tủ lạnh, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao mới có thể thực hiện. |
Kiểm tra núm xoay nhiệt độ | Tủ hoạt động bất thường sau khi cắm lại điện | Nếu bạn vô tình xoay về mức “Min”, tủ sẽ hiểu là không cần làm lạnh và cho ngừng chạy. Lúc này hãy vặn thử lên mức “Max”, đợi khoảng 15 - 30 phút xem tủ có bắt đầu chạy lại không. |
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra sơ bộ tại nhà, nhưng nếu phát hiện các lỗi như hỏng cánh quạt hoặc cầu chì nhiệt bị hư, thì tốt nhất không nên tự ý tháo lắp. Việc can thiệp sai cách có thể dẫn đến chập cháy linh kiện, rò điện, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, trong những trường hợp này, hãy liên hệ ngay với đơn vị sửa tủ đông, sửa tủ mát chuyên nghiệp hoặc trung tâm bảo hành uy tín. Họ có đầy đủ kinh nghiệm, dụng cụ và kỹ thuật an toàn để xử lý sự cố đúng cách, tránh làm tủ hư hỏng nặng hơn.
Yếu tố giúp tủ lạnh hoạt động ổn định, hiệu quả
- Việc vệ sinh định kỳ quạt gió sẽ giúp duy trì khả năng làm lạnh ổn định.
- Bạn nên làm sạch và tra dầu cho quạt gió định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động của tủ.
- Luôn kiểm tra nguồn bằng bút thử điện khi tủ lạnh không hoạt động, tránh xử lý sai hoặc gặp nguy hiểm.
- Tủ lạnh cần điện áp ổn định để vận hành trơn tru và ổn định.
- Nên đặt tủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt. Tốt nhất cách tường ít nhất 10 cm để tản nhiệt dễ dàng.
- Đóng kín cửa, không mở quá lâu hoặc liên tục sẽ giúp giữ hơi lạnh.
- Không cho đồ nóng vào tủ, khiến tủ hoạt động quá tải và hao điện.
- Không nhồi nhét quá nhiều, khiến thực phẩm không được lạnh đều, dẫn tới nhanh hư hỏng.
Tóm lại, tủ lạnh không chạy có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do linh kiện hỏng, có thế do thói quen sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên đây là lỗi phổ biến, không phải hỏng hẳn, nên đừng quá lo lắng. Hãy từ từ thay đổi thói quen dùng hàng ngày để giúp tủ luôn bền, luôn mới như ngày đầu nha!